1. Trần thạch cao giật cấp là gì?
Trần thạch cao giật cấp có tính thẩm mỹ cao, mẫu mã và thiết kế da dạng
Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần nhà thạch cao có khung xương chìm và bề mặt tấm thạch cao được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp tạo thành một mặt phẳng riêng.
Trần giật cấp lại chia ra các loại khác nhau tùy thuộc vào số cấp trần như giật 2 cấp hay giật 3 cấp, 4 cấp… Trần thạch cao 2 lớp thường bao gồm 2 lớp trở lên là lớp trần nguyên thủy và lớp trần thạch cao. Trần được chia ra làm 2 loại là loại trần giật cấp kín và giật cấp hở. Trong đó thì loại trần giật cấp hở sẽ mang đến hiệu ứng ánh sáng hắt ấn tượng hơn so với trần kín.
Trần thạch cao giật cấp hở
Mẫu trần này có thể phối nhiều cảnh đẹp, các họa tiết hoa văn bố trí trên trần. Làm nổi bật nên nét đặc sắc của hệ trần và không gian thi công.
Có thể khẳng định rằng đây là một trong những bộ phận không thể thiếu để tạo nên sự hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Trần thạch cao cấp được cấu tạo từ khung xương và ghép tấm thạch cao thành từng lớp để tăng thêm sự tinh tế, quyến rũ cho trần nhà. Điểm nhấn ấn tượng của mẫu trần này sẽ mang lại nét sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà của bạn, tạo nên nét riêng biệt, phù hợp với phong cách và sở thích của mỗi gia đình.
2. Mẫu trần thạch cao giật cấp đẹp, hiện đại, độc đáo
Trần thạch cao giật cấp cho phòng khách
Nếu như trước đây, xu hướng làm trần thạch cao giật cấp chủ yếu thông dụng tại các căn hộ hay nhà có diện tích nhỏ. Vì với sự đơn giản trong hình thức thể hiện, mẫu trần này vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ vừa tạo được độ thoáng cần thiết. Thì hiện nay, trần thạch cao đã được ứng dụng rộng rãi.
Mẫu trần đơn giản nhưng không kém phần hiện đại
Hệ thống trần lồi ở giữa tạo nên điểm nhấn cho không gian nhà thêm bừng sáng
Trần thạch cao kết hợp hệ thống chiếu sáng hiện đại tạo nên không gian sang trọng
Mẫu trần đẹp cho phòng ngủ
Bên cạnh việc lựa chọn trần thạch cao cho phòng khách được nhiều gia chủ quan tâm hiện nay, thì lựa chọn trần thạch cao trong thiết kế nội thất phòng ngủ được nhiều cặp vợ chồng quan tâm để đảm bảo sự phù hợp không gian, cũng như tăng tính thẩm mỹ cho phòng ngủ gia đình.
Khi lựa chọn trần thạch cao phòng ngủ cần quan tâm đến nhiều yếu tố như diện tích nhà, sở thích của từng thành viên, chi phí đầu tư,…
Mẫu trần giúp tạo nên không gian sang trọng, tinh tế
Mẫu trần thạch cao trắng hiện đại, trẻ trung
Kết hợp cùng với ánh đèn hắt tạo hiệu ứng lung linh huyền ảo cho căn phòng
Mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp
Đặc thù trong thiết kế phòng bếp là không gian thường phải chú ý các yếu tố ẩm, nóng và là không gian có khả năng xảy ra hỏa hoạn nhất trong nhà. Khi sử dụng trần thạch cao giật cấp với khả năng chống thẩm ẩm, cách nhiệt tốt làm đẹp không gian bếp, tăng hiệu ứng thẩm mỹ chung cho ngôi nhà.
Sử dụng trần thạch cao giúp không gian tiện nghi và tạo điểm nhấn hơn
Trần nổi thuận tiện lắp đặt các thiết bị, hệ thống thông gió nếu cần
Mẫu trần này phù hợp để trang trí ở những ngôi nhà có không gian rộng và thiết kế hiện đại.
3. Ưu điểm khi chọn thi công trần thạch cao giật cấp
Tính thẩm mỹ cao
Đây là ưu điểm đầu tiên và quan trọng nhất của trần thạch cao giật cấp. Thi công mẫu trần thạch cao này cần thợ tay nghề cứng, chuyên môn cao, thời gian hoàn thiện dài và quy trình làm phức tạp. Do đó, tính thẩm mỹ cao của hệ trần này mang lại là điều hiển nhiên.
Đa dạng kiểu dáng lựa chọn
Trần thạch cao đa dạng kiểu dáng
Trần giật cấp được sử dụng với mọi không gian, không phân biệt lớn nhỏ, rộng hẹp. Từ phòng khách nhà ống, sảnh lớn cho tới phòng ngủ, phòng bếp,… Mỗi không gian lại có một thiết kế khác nhau, kết hợp các đường nét họa tiết hình hoa, vòng cung,…
Giúp các thiết kế đường điện, thiết bị không bị lộ khuyết điểm
Trần hình tròn với kiểu dáng độc đáo và ấn tượng
Các ống dẫn nước, đường dây điện đều được đặt trên khung xương của trần thạch cao giật cấp. Do vậy, chúng không bị lộ trên bề mặt, giúp tăng tính thẩm mỹ.
Các thiết bị lắp đặt có thể khoét trần với kích thước hợp lý để không gây mất cấu trúc nhà.
Trần thạch cao giật cấp tạo ánh đèn phản
Mang đến sự hiện đại và sang trọng cho mọi không gian
Với trần khung nổi, đèn điện thiết kế sẽ không sắc nét và tạo màu sáng cho căn phòng bằng trần giật cấp. Loại trần này cực kỳ linh động trong việc đi các loại đèn: đèn led, đèn downlight, đèn tuýp,… Tạo không gian trần đa dạng màu sắc, phù hợp với màu sơn tường trần.
4. Nhược điểm của trần thạch cao
Chú ý chiều cao của trần khi lắp đặt
Ngoài những ưu điểm bên trên thì trần thạch cao giật cấp cũng tồn tại một vài nhược điểm. Tuy những nhược điểm này không đáng kể so với những lợi ích to lớn mang lại. Nhưng các chủ đầu tư cũng nên lưu ý cân nhắc để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Thời gian thi công lâu: Nếu mặt bằng cần tiến độ hoàn thiện nhanh như các khu văn phòng, trường học… thì loại trần này sẽ không phải là đối tượng được hướng đến.
- Trần co lại: Thạch cao khi sử dụng 1 thời gian sẽ co lại gây ra các vết nứt vì thế đòi hỏi phải xử lý ngay khi xuất hiện các vết nứt này.
- Khó sửa chữa: Nếu xảy ra trường hợp đường điện hay đường ống bị hỏng, quá trình tháo dỡ tấm khá khó khăn. Ngay cả khi tháo dỡ tấm và lắp đặt thì cũng làm giảm bớt tính thẩm mỹ của hệ trần thạch cao giật cấp.
- Kỵ nước: Đây là nhược điểm lớn nhất khi nhắc đến trần thạch cao. Chính vì vậy trong quá trình thi công với loại hình này, bạn hãy kiểm tra thật kỹ càng để có thể chắc chắn rằng, không có bất kỳ một phần nước nào bị rò rỉ.
Những mẫu trần thạch cao giật cấp được DTM tổng hợp trên đây dành tặng cho những người đang tìm hiểu về loại trần này, áp dụng cho không gian căn nhà của mình. Hy vọng bạn đã có những ý tưởng mới và độc đáo để trang trí nội thất không gian, mang đến ấn tượng tuyệt vời nhất!