Môt chiếc bàn làm việc "đúng chuẩn" cần phải đáp ứng cả yêu cầu về hình thức và chức năng. Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng hơn cả chính là kích thước, nó đảm bảo cho bạn không phải "phát bệnh" khi phải ngồi làm việc với tư thế khom lưng hoặc với tư thế với tay để lấy một món đồ nào đó. Dưới đây là những tiêu chuẩn kích thước bàn làm việc đã được nghiên cứu giúp bạn có được góc làm việc thoải mái.

Theo quan điển của bộ môn công thái học, các trang thiết bị ở nơi làm việc phải được thiết kế sao cho người sử dụng được sự thoải mái, an toàn, hiệu quả và từ đó đạt được năng suất làm việc tối đa nhất. Chúng ta thường quên đi tầm quan trọng của kích thước bàn làm việc, mà chỉ chú trọng tới hình thức, kiểu dàng hoặc chức năng.

Khi phải ngồi làm việc trên một chiếc bàn không dúng chuẩn kích thước bạn sẽ khó đảm bảo ngồi dúng tư thế trong thời gian dài. Từ đó sẽ dễ đẫn đến tới một loạt căn bệnh văn phòng thường gặp như đau cột sống, cận thị, đau mỏi vai gáy v..v. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới việc sắp xếp làm việc sao cho phù hợp với tuần tự công việc cũng như hạn chế khu vực qua lại tại nơi làm việc. Bài viết này giúp bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn kích thước bàn làm việc, cũng như một số kiến thức liên quan đến phong thủy bàn làm việc.

1. Các nguyên tắc khi thiết kế & lựa chọn bàn làm việc giúp bạn đạt tối đa năng suất

Bạn có bao giờ đồng ý mua một chiếc bàn làm việc tuyệt đẹp mà khi sử dụng lại gặp phải rất nhiều bất tiện chưa? Chắc chắn câu trả lòi là không rồi! Trừ phi bạn mua nó về để trưng thật. Để ý khi đi mua bàn làm việc bạn sẽ thắc mắc tại sao ở đâu họ cũng chung chung chỉ có vài kích thước mà không phải làm những con số khác. Đó chính là một trong những ứng dụng của bộ môn công thái đã nhắc ở trên cả đấy. Ngoài ra, chúng còn được thiết kế theo những nguyên tắc chúng như sau:

  • Sử dụng hợp lý: Một chiếc bàn làm việc đẹp cơ nào mà không thể sử dụng được thì thiết kế cũng xem như là vứt đi. Phải luôn đảm bảo độ chắc chắn, ổn định và hưu dụng cho người dùng. Bàn làm việc chân sắt cũng là một ví dụ mẫu bàn có thiết kế sử dụng hợp lý.
  • Tính linh hoạt: Không gian sống hiện đại ngày càng bó hẹp trong một không gian hạn chế, chính vì vậy mà linh hinh hoạt đóng một vai trò rất quan trọng trong thiết kế bàn làm việc. Ví dụ như bàn làm việc tháo lắp dễ dàng giúp bạn có thể vận chuyển bằng xe máy rất dễ dàng.
  • Sử dụng đơn giản và trực quan: Một thiết kế đẹp không có nghĩa là phải màu mè, phải nhiều họa tiết mà nó đến từ tối giản, giúp người dùng dễ nhận biết và luôn có cảm giác muốn ngồi vào đó để làm việc. 
  • Thông tin cảm quan: Thiết kế truyền thông tin cần thiết một cách hiệu quả cho người sử dụng, bất kể điều kiện môi trường xung quanh hay cảm giác của người dùng.
  • Giảm thiểu nguy cơ rủi ro: Các mẫu bàn làm việc nên được thiết kế an toàn với người sử dụng, không nên xuất hiện những điểm sắc nhọn dễ gây tổn thương.
  • Giảm tải hoạt động cơ thể: Các thiết kế có thể được sử dụng một cách hiệu quả và thoải mái, tránh mang lại sự mệt mỏi cho người sử dụng. Các vật liệu, đồ dùng nội thất cần được bố trí phù hợp khoa học giúp giảm thao tác, di chuyển.
  • Cung cấp điều kiện chiếu sáng tốt: Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần mang lại cho bạn không gian làm việc thoải mái. Do đó, không mặt bàn làm việc càng thông thoáng càng tốt, hạn chế thiết kế vách ngăn bao quanh khiến ánh sáng tự nhiên khó tiếp cận được.

2. Các kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn

Nơi làm việc chính là khu vực được áp dụng lý thuyết công thái học nhiều nhất, cụ thể là có rất nhiều kích thước bàn làm việc được các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm đảm bảo cho người ngồi luôn có thư thể thoải mái và thuận lợi để hoàn thành công việc của mình. Hạn chế tối thiểu những tổi thương do quá trình làm việc ngồi một chỗ quá lâu, hạn chế tối đa mệt mỏi góp phần năng cao hiệu suất làm việc. Kích thước tiêu chuẩn 1200x600x750 (mm) (Dài x Rộng Cao) là một trong số những kích thước được nghiên cứu bởi các KTS.

2.1. Chiều cao chuẩn của bàn làm việc

Một chiếc bàn làm việc có chiều cao phù hợp sẽ mang lại cho người làm việc rất nhiều thuận lợi trong công việc, cũng như phòng tránh được các căn bênh liên quan đến cột sống. Một chiếc bàn làm việc quá thấp sẽ khiến bạn lúc nào cũng phải làm việc với tư thế khom lưng, còn nếu quá cao thì sẽ rất mỏi tay, lưng và vai khi ngồi lâu. Do đó, cần thiết kế chiều cao bàn làm việc đúng chuẩn để mang lại sự thuận tiện nhất cho người sử dụng.

Chiều cao chuẩn mặc định của bàn làm việc là 750 mm, con số này cũng phù hợp với phong thủy. Tại một số cương vị lớn, cần tới một thiết kế sang trọng và đẳng cấp thể hiện vị thế lãnh đạo thì có thể nâng chiều cao thêm 1 - 2 cm, khi đó bàn làm việc sẽ cao khoảng 900 mm.

Kích thước chuẩn của một mẫu bàn làm việc

2.2. Chiều dài chuẩn của bàn làm việc

Bàn làm việc thường có chiều dài rơi vào khoảng 0,8 m đến 1m6, như vậy sẽ đủ tiêu chuẩn để một người có thể làm việc thoải mái. Do kích thước tay con người khoảng 50  -70 cm nên sẽ những kích thước này đảm bảo cho người ngồi có thể với tay tới mọi chỗ trên bàn.

Để ý khi mua bàn tại các showroom, bạn thường thấy các kích thước rơi vào khoảng số chẵn như 1m, 1m2, 1m4 v..v. mà ít thấy kích thước lẻ như 90cm, 1,1m. Thì điều này xuất phát một phần từ quan niệm phong thủy là tránh những số lẻ trong nội thất. Còn trong sản xuất thì kích thước này giúp các đội thợ dễ nhớ tiến hành thực hiện hơn.

Với những sản phẩm bàn lãnh đạo, chiều dài thường lớn hơn nhiều tùy thuộc vào từng sản phẩm. Đặc biệt có nhiều mẫu bàn giám đốc được thiết kế kèm theo hộc di động, tủ chứa tài liệu .v...v.

2.3. Chiều sâu chuẩn của bàn làm việc

Như đã nói ở trên kích thước cánh tay con người rơi vào khoảng 50 - 70 cm nên chiều sâu tối đa của bàn làm việc sẽ là 700mm. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất vẫn là kích thước sâu 600mm, với kích thước này người sử dụng sẽ luôn cảm thấy thoải mái nhất mà vẫn không cảm thấy thiếu hụt không gian.

Tuy nhiên, cũng tùy vào tính chất công việc hiện tại, chúng ta có thể thay đổi kích thước chiều sâu của bàn làm việc cho phù hợp hơn. Ví dụ một số trường hợp cần phải lưu trự một số lượng lớn hồ sơ trên bàn làm việc thì có cũng thể kéo chiều sâu lên tới 1m2, tạo nên diện tích vừa đủ để chứa nhiều bộ hồ sơ một lúc giúp giải công việc thuận tiện hơn.

3. Các kích thước bàn theo từng vị trí cụ thể

Hiện tại, có rất nhiều mẫu bàn làm việc khác nhau, mỗi thiết kế đều có một kích thước riêng phù hợp với từng tính chất công việc. Tuy nhiên, chiều cao bàn làm việc cũng chỉ nên để từ 750 - 800 mm mà thôi. Riêng kích thước của bàn làm việc đứng thì có thể lên tới 1000mm. Dưới đây là những kích thước bàn cho từng vị trí công việc khác nhau.

3.1. Kích thước bàn dành cho nhân viên

Bàn làm việc nhân viên thường sẽ được lấy kích thước tiêu bàn làm việc để sử dụng là 1200x600x750 mm (Dài x Rộng Cao). 

Kích thước mặt bàn làm việc nhân viên

 

3.2. Kích thước bàn dành cho giám đốc

Bàn giám đốc cần thể hiện được sự sang trọng, đẳng cấp so với các mẫu bàn làm việc bình thường. Kích thước bàn làm việc cũng cần phải rộng rãi và thoải mái. Thông thường người ta lấy kích thước chuẩn là 1600x800x750 mm (Dài x Rộng Cao). Đôi khi chiều cao của bàn giám đốc có thể lên tới 900mm tùy vào vị thế cùa người lãnh đạo.

Kích thước chuẩn của bàn giám đốc

3.3. Kích thước bàn họp văn phòng

Bàn họp là mẫu bàn đặc thù không thiết kế dành riêng cho một cá nhân nào, nó được dùng trong các buổi hội nghị, tiếp khách hoặc dùng để tổ chức họp nội bộ. Bàn họp văn phòng phải đạt được tiên chuẩn giúp mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng. Chiều sâu của bàn họp quá lớn sẽ khiến cho buổi họp gặp khó khăn, sẽ rất mệt mỏi nếu gặp phải cuộc họp dài đến vài tiếng đồng hộ, cùng không được quá ngắn vì sẽ dễ va chạm với người đối diện.

Nguyên tắc kích thước của bàn họp đúng tiêu chuẩn là dài/chiều ~ 2. Kích thước bàn họp thông thường là 200x100x750 mm (Dài x Rộng x Cao). Tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà bàn họp có các kích thước như 1600x800x750 mm, 1800x900x750 mm.

Kích thước bàn họp văn phòng dành cho 8 người

3.4. Kích thước bàn làm việc chữ L (2 mặt bàn)

Bàn chữ L có đặc trưng là có tới 2 mặt bàn làm việc, rất phổ biến trong những năm gần đây và rất thích hợp khi tính chất công việc cần tới máy tính bàn. Do bàn chữ L có tới 2 mặt bàn ghép lại nên kích thước của 1 mặt sẽ dài hơn bù cho mặt kia. Thông thường kích thước của bàn làm việc chữ L là 1400x1400x750 mm (Dài x Rộng Cao).

Bạn cũng có thể tùy chỉnh kích thước này sao cho phù hợp với góc làm việc riêng của mình. Nhưng thường chỉ xê nhích vài chục cm so với kích thước trên.

Kích thước bàn làm việc chữ L không kệ sách

Kích thước bàn làm việc chữ L kết hợp với kệ sách

3.5. Kích thước bàn cụm văn phòng

Bàn cụm văn phòng hay còn gọi là Module văn phòng, được thiết kế để nhiều người cùng ngồi làm việc. Cụ thể, đây là một mẫu bàn kích thước lớn, được chia thành từng mảng để tương ứng với từng vị trí người làm việc. Ưu điểm của bàn cụm văn phòng chính là tiết kiệm diện tích và tính tương tác cao trong công việc. Bàn cụm thường được các công ty có số lượng nhân viên lớn ưu chuộng.

Kích thước của bàn cụm văn phòng sẽ tùy vào số lượng ngồi vào đó. Ví dụ, nếu là bàn cụm cho 4 người ngồi làm việc thì ta có thể nhân kích thước chuẩn bàn làm việc là 1200x600x750 mm (Dài x Rộng Cao) lên thì sẽ có kích thước bàn cụm là 2400x1200x750 mm (Dài x Rộng Cao), còn nếu bàn cụm cho 6 người sẽ có kích thước làm 3600x1200x750 mm (Dài x Rộng Cao).

3.6. Kích thước bàn để máy tính

Các sản phẩm bàn máy tính được thiết kế có cấu tạo giống như một chiếc bàn làm việc thông thường và có thêm một số phụ kiện đi kèm dành cho máy tính. Chính vì thế, việc lựa chọn kích thước bàn vi tính cũng tương tự như chọn kích thước của bàn làm việc vậy. Theo thông thường kích thước bàn để máy tính chuẩn tại văn phòng hoặc tại nhà là 1200x600x750 mm (Dài x Rộng x Cao).

+ Chiều dài của bàn máy tính: Từ 1,2 m đến 1,82m hoặc 2m.

+ Chiều rộng của bàn máy tính: Từ 0,5 m đến 0.9m

+ Chiều cao của bàn máy tính: Từ 0,72m đến 0,78m.

Kích thước bàn vi tính có kệ CPU


Kích thước bàn máy tính góc chữ L

3.7. Kích thước bàn học cho trẻ em

Tư thế ngồi học không đúng trong thời gian dài sẽ để lại nhiều di chứng đi theo trẻ suốt đời. Do đó, hãy đảm bảo an toàn cho hệ cơ xương khớp, các cơ quan nội tạng, cơ quan thị giác của trẻ được hoạt động bình thường trong lúc học tập, bằng cách sử dụng bàn học trẻ em đúng chuẩn kích thước để giảm thiểu tối đa các dị tật sau này.

3.7.1. Chiều cao bàn học trẻ em

Là khoảng cách thẳng đứng từ mặt sàn lên đến cạnh cạnh sau mặt bàn học sinh. Cũng có thể tính bằng khoảng cách từ mép trên của bàn học đến mặt ngang ghế cộng với chiều cao ghế ngồi học. Thiết kế chiều cao bàn học sinh tiểu học theo từng độ tuổi học sinh phù hợp với bé ở từng năm học khác nhau. Dưới đây là chiều cao bàn và ghế học sinh theo tiêu chuẩn quốc tế.

3.7.2. Chiều rộng bàn học trẻ em

Chiều rộng bàn học sinh cho mỗi chỗ ngồi bằng chiều ngang lớn nhất của cơ thể trẻ cộng thêm 5 -7 cm là đủ. Thiết kế chiều rộng của bàn học phải đủ diện tích sử dụng, đảm bảo cho học sinh ngồi thoải mái khi viết bài, cẳng tay có thể tỳ lên bàn như một điểm tựa bổ sung mà không bị vướng.

3.7.3. Chiều sâu bàn học trẻ em

Bàn ghế học sinh tiểu học cần phải đảm bảo cho học sinh đủ không gian để sách vở khi viết đồng thời trong tầm tay với của học sinh. Do vậy chiều sâu của bàn được xác định bằng chiều dài từ khớp vai tới cổ tay.

3.7.4. Khoảng cách từ bàn học tới tựa lưng

Cần đảm bảo phải lớn hơn bề dày từ trước tới sau của lồng ngực cộng với 5 cm. Nếu khoảng cách này quá lớn, học sinh sẽ phải ưỡn người về phía sau để tựa, khi viết bài sẽ bị dồn hết trọng tâm vào phía trước. Nếu cự ly này không đủ lớn, tựa lưng sẽ ép vào lồng ngực, làm cản trở hô hấp và tuần hoàn, tư thế ngồi không thuận tiện, học sinh sẽ nhanh mệt mỏi, khả năng học tập dễ bị giảm sút.

4. Khoảng cách chừa giữa các bàn làm việc

Không gian làm việc là nơi mà ta dành phần lớn thời gian của mình để gắn bó với đó. Vì vậy, khi được sống và làm việc trong một không gian thoải mái sẽ luôn giúp bạn có nguồn năng lượng dồi dào. Chúng ta cần phải biết được khoảng cách chuẩn giữa các bàn làm việc để quyết định không gian bố trí, từ đó quyết định số lượng bàn ghế nên đặt trong phòng sao cho thoải mái nhất.

Khoảng cách hợp lý giữa 2 dãy bàn làm việc là 1800 để khi 2 người ngồi 2 bên ngồi giản ra hết cỡ thì người muốn đi vô phía trong vẫn len qua được giữa 2 hàng ghế ngồi mà không bị vướng.

5. Bàn làm việc tác động tới tư thế làm việc như thế nào?

Ngồi làm việc trước màn hình vi tính của các công chức, làm việc ở tư thế ngồi theo dây chuyền công nghiệp của công nhân... dễ dẫn tới cảm giác căng thẳng, đau vai gáy, đau lưng mỏi mắt. Để giúp phòng tránh và cải thiện những rắc rối trên, bạn cần 

  • Đối với cơ bắp:

Khi ngồi làm việc với một chiếc bàn quá cao hoặc quá thấp sẽ dễ dẫn tới tình trạng để thõng cơ thể, buôn chân lủng lẳng hoặc ngả ngớn cơ thể. Những tư thế tác động xấu tới cơ bắp khiến nó trở nên dễ nhạy cảm, đôi lúc bị đau mà không có tác động và cuối cùng là nhanh lão hóa.

Nếu như màn hình máy tính để quá cao, cổ sẽ bị kéo dài. Điều này đè nén các khớp ở cổ và gây ra sự mệt mỏi ở cơ, có thể dẫn đến viêm, đau và nhức đầu. Sau một thời gian, cơ thể bạn sẽ rệu rã như thể một người già.

  • Giảm lực ép, tỳ đè lên cột sống: 

Bất kể khi bạn đứng hay ngồi thì đều cần sử dụng cơ bắp trên cơ thể của mình. Nếu ngồi đúng tư thế bạn sẽ giảm được áp lực lên cơ bắp từ đó tác động tích cực tốt tới cột sống của bạn. Ngoai ra, bàn làm việc chuẩn kích thước còn giúp bạn có tư thế ngồi đúng, giảm bớt căng thẳng khi làm việc.

  • Phòng chống hội chứng tổn thương thần kinh: 

Não và cơ thể của chúng ta có mối liên hệ rất khắng khít. Khi bạn để cơ thể mình ở các tư thế khác nhau, nó sẽ tác động đến trạng thái trầm cảm. Bời vậy, tư thế tốt có thể đánh lừa não của bạn ra khỏi trạng thái chán nản. Do đó, các triệu chứng nhức đầu, căng thẳng ở vai thường được tao ra do bạn ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài.

6. Hướng dẫn mua bàn làm việc đúng cách

Ngoài yếu tốt quan trọng nhất của bàn làm việc bạn cần phải lưu tâm tới một số vấn đề khác như kiểu dáng, màu sắc v..v. Ví dụ, góc cạnh của bàn làm việc phải được bo tròn để tránh việc di chuyển va chạm vào, và cũng như không gây cảm giác bất an cho cho người ngồi gần đó. Nếu cứ phải lách người qua bàn như vậy mỗi ngày thì chắc chắn sẽ khiến bạn bực bội và dễ bị căng thẳng.

6.1. Không gian phòng làm việc nhỏ hẹp

Phòng làm việc nhỏ hẹp thì khó có thể luồn vào đó những chiếc bàn có kích thước cồng kềnh được. Nếu bạn cứ cố gắng quăng vào đó một chiếc bàn lớn thì cũng chỉ tạo cảm giác bí bách, tù túng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý làm việc. Bạn có thể sử dụng những mẫu bàn có kích thước 0,8m đến 1m2, chiều sâu khoảng 500 - 600mm. Và tất nhiên, chiều cao mặc định của bàn làm việc là 750mm.

6.2. Không gian làm việc rộng rãi

Bạn nghĩ rằng một không gian rộng rãi thì có thể đưa vào đó một chiếc bàn có kích thước cỡ nào cũng được, càng lớn càng tốt. Điều này là sai lầm, một mình bạn không thể nào sử dụng hết công năng của một chiếc bàn dài tới 2m được, sẽ rất dễ dẫn tới cảm giác trống trải cô lập khi ngồi làm việc trên một chiếc bàn quá khổ. Bạn chỉ nên sử dụng bàn làm việc có kích thước tối đa là 2000mm trở xuống mà thôi. Những khoảng trống còn lại hãy sử dụng cho các mục đích khác như để tủ sách, tủ hồ sơ, bàn tiếp hoặc có thể trồng thêm cây cảnh, bể cá cảnh, đồ vật trang trí .v..v.

7. Kích thước bàn làm việc theo phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, người ta tin rằng có những kích thước mang lại sự may mắn và có những kích thước mang lại điều bất lợi cho chủ nhân. Áp dụng những kích thước thích hợp vào bảng hiệu, cửa sổ, cửa ra vào, bàn làm việc, ghế tựa, tủ sách và những vật dụng khác sẽ bảo đảm bạn sẽ có được ưu thế để phát triển thành công công việc kinh doanh của mình.

Thông thường, các vật dụng văn phòng đều được mua sẵn từ các nơi bán trang thiết bị văn phòng. Nếu vật dụng của bạn được đặt hàng theo yêu cầu, bạn sẽ có cơ hội ứng dụng theo những kích thước có lợi của phong thủy.

Các số đo này được lấy từ 8 phép chia của một đường chéo, khoảng 43 cm, cắt đôi một hình vuông trên cơ sở một bộ của tàu, có lẽ cũng gần bằng một bộ anh. số đo này có thể gọi là “tỷ lệ vàng” hay hệ số pi trong khoa kiến trúc phương đông, và được căn cứ trên tỷ lệ cân xứng của vạn vật. tỷ lệ này có thể tìm thấy trong các hoa văn phát triển trên các lớp vỏ hoặc mai của loài nhuyễn thể, trên các chỉ dấu ở thảo mộc cùng với các hiện tượng thiên nhiên khác.

Ba kích thước chính của bàn làm việc (dài, rộng, cao) phải phù hợp với các kích thước đem lại may mắn trong phong thủy - chiều cao và bề rộng của lưng ghế cũng nên như vậy, cho dù vẫn phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện đại của công thái học đối với việc thiết kế bàn ghế.
 
Các vật dụng khác như kệ sách hay tủ trưng bầy đều có thể được thiết kế theo các nguyên tắc này. Bạn có thể tham khảo số liệu tiêu chuẩn thiết kế bên dưới cho một số vật dụng nội thất thông dụng hoặc tham khảo bài viết về Thước Lỗ Ban.

Bàn làm việc:
+ Loại lớn: 80x200cm, cao: 72cm-75cm
+ Loại vừa: 70x140cm, cao: 72cm-75cm
+ Loại nhỏ: 60x120cm, cao: 72cm-75cm

8. Tiêu chuẩn trong các mẫu bàn tại Chân Bàn Văn Phòng

Công thái học trong thiết kế của sản phẩm bàn làm việc văn phòng được chúng tôi yêu cầu sự quan sát dài lâu và nghiên cứu bài bản từ đội ngũ thiết kế. Dữ liệu nhân trắc học được các đội ngũ thiết kế của chúng  tôi dựa trên sự tương tác kích thước cơ thể người và kích thước sản phẩm, đối với cả nam và nữ. Từ đó chúng tôi tạo ra hệ sinh thái bàn làm việc văn phòng đạt những kích thước chuẩn, mang đến sự tiện ích và thoải mái nhất cho người sử dụng.

Đặc biệt bàn làm việc văn phòng của chúng tôi đạt các chuẩn mực về các nguyên tắc trong thiết kế như: sự đa dạng các chức năng linh hoạt, cách sử dụng, màu sắc thân thiện với màu gỗ tự nhiên,… được xem là mang đến cảm giác thoải mái cho người dùng.

Việc thiết kế giảm thiểu các nguy cơ và hậu quả tiêu cực của hành động vô tình hay không cố ý khi sử dụng bàn làm việc văn phòng cũng được các đội ngũ thiết kế của chúng tôi tính toán kỹ lưỡng. Cơ cấu thép dày 1,2mm với bề mặt nhám được phủ lớp sơn tĩnh điện chống gỉ rất bền và nhiều màu sắc để lựa chọn như: nhám đen, nhám trắng mang đến cho bạn một sự lựa chọn hoàn hảo.

LỜI KẾT

Công thái học chính là bí mật đằng sau sự thoải mái của mỗi sản phẩm công nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự thành công của một nhà thiết kế. Các nhà thiết kế luôn phải tìm kiếm và loại trừ tất cả những yếu tố gây bất lợi cho con người khi sử dụng sản phẩm cùng công nghệ sản xuất mới. Đó cũng là quá trình tất yếu của sự nâng cấp, tiến hóa của sản phẩm.

Nguồn : Bài viết được Sưu Tầm.